5 vấn đề cấp bách của môi trường thế giới năm 2024

Yến Tâm

Trong khi cuộc khủng hoảng khí hậu làm trầm trọng thêm ô nhiễm môi trường, thì một số yếu tố khác phát sinh gần đây như nạn phá rừng, ô nhiễm nhựa, lãng phí thực phẩm... cũng được coi là những vấn đề nhức nhối của môi trường toàn cầu được dự báo vào năm 2024.

Cuộc khủng hoảng khí hậu đang khiến các cơn bão nhiệt đới và các hiện tượng thời tiết khác như cuồng phong, sóng nhiệt và lũ lụt trở nên dữ dội và thường xuyên hơn so với trước đây.
Cuộc khủng hoảng khí hậu đang khiến các cơn bão nhiệt đới và các hiện tượng thời tiết khác như cuồng phong, sóng nhiệt và lũ lụt trở nên dữ dội và thường xuyên hơn so với trước đây.

Sự nóng lên toàn cầu do nhiên liệu hóa thạch

2023 là năm nóng kỷ lục, với nhiệt độ trung bình toàn cầu  cao hơn 0,13 độ C so với mức trung bình 11 tháng trong năm 2016 . Theo ghi nhận, 2016 là năm dương lịch ấm nhất, trong đó có 6 tháng trong năm và 2 mùa đạt ngưỡng kỷ lục.

Hơn nữa, mức độ carbon dioxide (Co2) chưa bao giờ cao đến thế. Sau khi ở mức khoảng 280 phần triệu (ppm) trong gần 6000 năm, nồng độ Co2 trong khí quyển hiện đã cao hơn 420 ppm, cao hơn gấp đôi so với trước khi bắt đầu cuộc Cách mạng công nghiệp diễn ra vào thế ký 19.

Theo ông Rick Spinrad - Quản trị viên cơ quan khí quyển và Đại dương quốc gia (NOAA), mức tăng ổn định hàng năm là “kết quả trực tiếp hoạt động của con người”, chủ yếu từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch để vận chuyển và sản xuất điện, ngoài ra việc sản xuất xi măng, phá rừng và nông nghiệp cũng là một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng này.

Đây chắc chắn là một trong những vấn đề môi trường lớn nhất trên toàn cầu: khi khí thải nhà kính phủ kín Trái đất, giữ nhiệt mặt trời dẫn đến hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Lượng phát thái khí nhà kính ngày càng tăng đã dẫn đến nhiệt độ toàn cầu tăng, từ đó gây ra những thảm họa trên toàn thế giới. Australia và Mỹ đã trải qua  số mùa cháy rừng tàn khốc nhất từng được ghi nhận, theo đó, châu chấu tràn nhập khắp các vùng của Ấn Độ. Châu Phi, Trung Đông và Châu Á, mùa màng bị tàn phá và đợt nắng nóng ở Nam Cực khiến nhiệt độ lần đầu tiên tăng lên 20 độ C.

Các nhà khoa học liên tục cảnh báo, hành tinh này đã vượt qua loạt điểm tới hạn có thể gây ra hậu quả thảm khốc. Chẳng hạn như tình trạng tan băng vĩnh cửu ở các vùng Bắc Cực, dải băng Greenland tan chảy với tốc độ chưa từng thấy, đẩy nhanh sự tuyệt chủng hàng loạt lần thứ sáu và nạn phá rừng gia tăng tại Amazon.

Cuộc khủng hoảng khí hậu đang khiến các cơn bão nhiệt đới và các hiện tượng thời tiết khác như cuồng phong, sóng nhiệt và lũ lụt trở nên dữ dội và thường xuyên hơn so với trước đây. Tuy nhiên, ngay cả khi toàn bộ lượng phát thải khí nhà kính bị dừng lại,  thì nhiệt độ toàn cầu vẫn tiếp tục tăng trong những năm tới. Đó là lý do tại sao chúng ta bắt buộc phải bắt đầu ngay bây giờ để giảm đáng kể lượng khí thải nhà kính, đầu tư vào các nguồn năng lượng tái tạo và sử dụng nhiên liệu hóa thạch càng nhanh càng tốt.

Lượng carbon dioxide trung bình hàng tháng (CO2) được đo tại Đài thiên văn Mauna Loa, Hawaii.
Lượng carbon dioxide trung bình hàng tháng (CO2) được đo tại Đài thiên văn Mauna Loa, Hawaii.

Chất thải thực phẩm

Có tới 1/3 lượng thực phẩm của con người – ước tính khoảng 1,3 tỷ tấn bị  tiêu hủy. Con số này đủ để nuôi sống 3 tỷ người, đây là sự lãng phí và thất thoát thực phẩm lớn, chiếm khoảng 1/4 lượng phát thải khí nhà kính hàng năm. Các quốc gia có số lượng chất thải thực phẩm lớn hiện nay là Mỹ và Trung Quốc.

Lãng phí và thất thoát lượng thực xảy ra ở các giai đoạn khác nhau tại các nước đang phát triển và phát triển. Trong đó, các nước đang phát triển ghi nhận tới 40% nguồn thực phẩm lãng phí diễn ra ở khâu thu hoạch và chế biến. Còn tại các quốc gia phát triển 40% nguồn thực phẩm bị bỏ đi xảy ra ở khâu bán lẻ và tiêu dùng.

Ở quy trình bán lẻ, lượng thực phẩm bị lãng phí gây ngạc nhiên đến từ vấn đề thẩm mỹ. Thực tế, tại Mỹ, hơn 50% tổng số sản phẩm tương đương với 60 triệu tấn trái cây và rau quả bị vứt bỏ chỉ vì cho là “mẫu mã chưa đẹp” khi bán cho người tiêu dùng.

Điều này dẫn đến tình trạng mất an ninh lương thực, một trong những vấn đề môi trường gây nhức nhối nhất hiện nay.

Ô nhiễm nhựa

Năm 1950, thế giới sản xuất hơn 2 triệu tấn nhựa mỗi năm. Đến năm 2015, sản lượng hàng năm đã tăng lên 419 triệu tấn và làm trầm trọng thêm tình trạng rác thải nhựa trong môi trường.

Theo báo cáo của Tạp chí khoa học Nature, hiện tại có khoảng 14 triệu tấn nhựa đổ ra đại dương mỗi năm. Điều này đã gây hại cho môi trường sống của động vật hoang dã và các loài động vật sống trên đại dương.

Nghiên cứu của Tạp chí khoa học này cũng cho thấy nếu không có những hành động cụ thể, cuộc khủng hoảng nhựa sẽ tăng lên 29 triệu tấn mỗi năm,  tính cả vi nhựa, lượng nhựa tích lũy trong đại dương có thể lên tới 600 triệu tấn vào năm 2040. 

Bất ngờ hơn, kênh truyền hình National Geographic phát hiện ra 91% tổng số nhựa từng được sản xuất không được tái chế, đây không chỉ là một vấn đề môi trường mà còn là một thất bại lớn khác của giới nghiên cứu các vấn đề môi trường.

Cũng theo nghiên cứu, để phân hủy nhựa phải mất tới 400 năm,  vì vậy những tác động lâu dài tình trạng ô nhiễm nhựa với môi trường tại thời điểm này rất đáng báo động.

91% tổng số nhựa từng được sản xuất không được tái chế.
91% tổng số nhựa từng được sản xuất không được tái chế.

Phá rừng

Ước tính mỗi giờ, những khu rừng rộng bằng 300 sân bóng đá bị chặt hạ. Đến năm 2030, hành tinh này có thể chỉ còn 10% diện tích rừng, nếu nạn phá rừng không bị ngăn chặn,  những khu rừng có thể biến mất sau chưa đầy 100 năm.

Ba quốc gia có mức độ phá rừng cao nhất là Brazil, CHDC Công gô và Indonesia. Amazon, rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới – trải rộng 6,9 triệu km2, bao phủ khoảng 40% lục địa Nam Mỹ - cũng là một trong những hệ sinh thái đa dạng sinh học nhất và là nơi sinh sống của khoảng 3 triệu loài thực vật và động vật. Bất chấp những nỗ lực bảo vệ đất rừng, nạn phá rừng vẫn tràn lan và khoảng 1/3 nạn phá rừng trên toàn cầu xảy ra ở rừng Amazon của Brazil, lên tới 1, 5 triệu ha mỗi năm.

Nông nghiệp là nguyên nhân hàng đầu gây ra nạn phá rừng. Đất được khai hoang để chăn nuôi hoặc trồng các loại cây trồng khác để bán như mía, dầu cọ. Ngoài khả năng cô lập carbon, rừng còn giúp chống xói mòn vì rễ cây liên kết với đất và ngăn không cho đất bị cuốn trôi, từ đó ngăn ngừa lở đất.

Ô nhiễm không khí

Một trong những vấn đề môi trường lớn nhất hiện nay là ô nhiễm không khí ngoài trời. Dữ liệu từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết ước tính có khoảng 4,2 đến 7 triệu người chết vì ô nhiễm không khí trên toàn thế giới mỗi năm và cứ 10 người thì có 9 người hít thở không khi có chứa hàm lượng chất ô nhiễm cao. Theo UNICEF,  năm 2017, Châu Phi có 258.000 người chết do ô nhiễm không khí ngoài trời, tăng từ mức 164.000 vào năm 1990.

Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí chủ yếu đến từ các nguồn sản xuất công nghiệp và phương tiện cơ giới, cũng như khí thải từ việc đốt sinh khối và chất lượng không khí kém do bão bụi.

Theo một nghiên cứu năm 2003, ô nhiễm không khí ở Nam Á, một trong những khu vực ô nhiễm nhất thế giới, khiến tuổi thọ con người giảm khoảng 5 năm. Nghiên cứu này cho rằng, việc thiếu cơ sở hạ tầng và thiếu nguồn kinh phí bảo vệ môi trường gây ra mức độ ô nhiễm cao ở một số quốc gia. Hầu hết các quốc gia ở Châu Á và Châu Phi đều thiếu các tiêu chuẩn chất lượng không khí để xây dựng các chính sách phù hợp.

Tại Châu Âu, một báo cáo gần đây của Cơ quan Môi trường Châu Âu (EEA) cho biết, năm 2021 hơn 500 triệu người sống ở Liên minh Châu Âu đã chết vì các vấn đề sức khỏe liên quan đến  tiếp xúc với các chất ô nhiễm độc hại. Đây là những con số báo động về tình trạng ô nhiễm mỗi trường và tác hại gây cho con người trên diện rộng.

Cũng theo WHO, ô nhiễm môi trường không khí là một trong nhiều thủ phạm gây nên các bệnh tim mạch, đột quỵ não lên tới 25%. Ngoài ra ô nhiễm môi trường không khí còn làm trầm trọng hơn các bệnh hen suyễn, ung thư phổi. Chúng còn tác động lên hệ thần kinh trung ương, làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer, Parkinson, tự kỷ hay dễ cáu gắt.