Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên HSX

ThS. Trần Tiến Dũng – Khoa Mác Lê Nin - Tư tưởng Hồ Chí Minh (Trường Chính trị tỉnh Hưng Yên) *

Những năm gần đây, với tình hình kinh tế có nhiều khởi sắc, nhiều doanh nghiệp trong ngành Bất động sản nói chung và các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSX) nói riêng đã có phục hồi và tăng trưởng trở lại. Hiệu quả kinh doanh được cải thiện đã tạo điều kiện để doanh nghiệp trả nợ, chi trả cổ tức, cải thiện các chỉ tiêu tài chính…

Hiện nay, đã có khá nhiều nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh nhưng đối với các doanh nghiệp lĩnh vực bất động sản là chưa nhiều. Nguồn: Internet
Hiện nay, đã có khá nhiều nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh nhưng đối với các doanh nghiệp lĩnh vực bất động sản là chưa nhiều. Nguồn: Internet
Hiện nay, đã có khá nhiều nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh nhưng đối với các doanh nghiệp lĩnh vực bất động sản là chưa nhiều, bài viết lựa chọn các doanh nghiệp cổ phần đã niêm yết trên HSX để làm rõ nhân tố tài chính tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên HSX và cho thấy, việc nghiên cứu này là rất cần thiết.
Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết

Theo Behn (2003), hiệu quả kinh doanh có thể chịu tác động bởi nhiều nhân tố khác nhau như: Mục tiêu kinh doanh, quy mô hay tuổi đời doanh nghiệp (DN)... Hiện nay, có rất nhiều chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh doanh của DN nhưng các chỉ tiêu thường được sử dụng nhiều nhất trong các nghiên cứu với các hệ số giá trị kế toán, còn gọi là các hệ số về lợi nhuận như: Tỷ số lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần (ROS), tỷ số lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA) hay tỷ số lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE)…. Tuy nhiên, nghiên cứu của Shah và cộng sự (2011), Le và cộng sự (2011), Shahid (2003) đều cho rằng, chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh doanh (như lợi nhuận trên doanh thu (ROS) hay ROA…) cũng gần tương tự như ROE.

ROE phản ánh, với một đồng vốn mà chủ sở hữu đầu tư sẽ mang về bao nhiêu lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và đây là vấn đề mà chủ sở hữu quan tâm nhất khi đầu tư. Do đó, bài viết chọn ROE là đại diện cho hiệu quả kinh doanh.

Ngoài ra, nghiên cứu của một số tác giả trong và ngoài nước liên quan đến hiệu quả hoạt động kinh doanh như Zeitun và cộng sự (2007) cũng cho thấy, có mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính (Leverage), tuổi đời DN (Age), quy mô DN (Size), rủi ro (Stdvcf: Độ lệch chuẩn của dòng tiền - thu nhập ròng cộng khấu hao), thuế suất thu nhập DN (Tax) và tỷ trọng tài sản cố định hữu hình (Tangibility) với hiệu quả hoạt động kinh doanh. Trần Hùng Sơn và cộng sự (2008) cho hay, tỷ số nợ có tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh, tuy nhiên, chưa có bằng chứng về mối quan hệ của quy mô DN với hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Trên cơ sở các bằng chứng thực nghiệm, nghiên cứu kế thừa một số ý tưởng từ các nghiên cứu trước đây, đồng thời, bổ sung cũng như có sự điều chỉnh để phù hợp hơn với nội dung nghiên cứu: Một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của DN bất động sản (BĐS) niêm yết trên HSX. Theo đó, bài viết đưa ra các biến nghiên cứu cũng như mô hình nghiên cứu tại Hình 1.

Biến đại diện cho hiệu quả kinh doanh (biến phụ thuộc): Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) đo lường bởi lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân.

Biến đại diện cho các nhân tố khác (biến độc lập): (1) Biến đại diện cho cấu trúc vốn: Tỷ lệ nợ/tổng tài sản (DA) đo lường bởi tổng nợ/tài sản; (2) Nhóm biến thanh khoản: Tỷ số thanh toán ngắn hạn (CR) đo lường bằng tài sản ngắn hạn/nợ ngắn hạn; (3) Nhóm biến liên quan đến đặc điểm của DN gồm: Quy mô DN đo lường bởi logarit của tổng giá trị tài sản; tỷ lệ sản cố định hữu hình (TANG) đo lường bằng tỷ lệ tài sản cố định hữu hình/tổng tài sản; tuổi đời DN đo lường bằng từ khi DN thành lập đến thời điểm nghiên cứu; thuế suất thu nhập DN đo lường bằng chi phí thuế thu nhập DN/lợi nhuận trước thuế.

Mô hình nghiên cứu đề xuất

ROEit = β0 + β1DA + β2CR + Β3SIZEit + β4TANGit + β5 AGE + β6TAXit + uit

Với: β0: Hằng số và β1, β2,... β6: Hệ số góc.

Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu

- Dữ liệu nghiên cứu: Mẫu được chọn bao gồm 10 DN được niêm yết trên HOSE giai đoạn từ năm 2008 – 2016 với 90 quan sát.

- Phương pháp nghiên cứu: Bài viết kiểm định tính dừng, phân tích hệ số tương quan giữa các biến và thực hiện các hồi quy tuyến tính với dữ liệu bảng bằng các phương pháp: (1) Mô hình hồi quy gộp (Pooled OLS); (2) Mô hình tác động cố định (FEM); (3) Mô hình tác động ngẫu nhiên (REM). Sau khi hồi quy, nghiên cứu sẽ thực hiện các kiểm định như: F test, Breusch-Pagan Lagrange Multiplier (LM), Hausman test để lựa chọn mô hình phù hợp. Ngoài ra, nghiên cứu còn kiểm tra các khuyết tật của mô hình như: Phương sai thay đổi, tự tương quan và đa cộng tuyến. Nếu có các hiện tượng này xảy ra thì sẽ khắc phục bằng phương pháp phù hợp hơn.

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Kết quả nghiên cứu

Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên HSX - Ảnh 1
 

Kiểm tra tính dừng của các chuỗi số liệu:

Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên HSX - Ảnh 2

Kết quả kiểm tra tính dừng các chuỗi số liệu của từng biến trong mô hình thể hiện trên bảng 1 cho thấy, tất cả các chuỗi số liệu của từng biến đều dừng và có ý nghĩa thống kê.

Phân tích hệ số tương quan

Kết quả hệ số tương quan giữa các biến được trình bày ở bảng 2.

Bảng 2: Kết quả hệ số tương quan Pearson (r)


DA

CR

SIZE

TANG

AGE

TAX

DA

1,0000






CR

0,0073

1,0000





SIZE

0,1361

-0,0991

1,0000




TANG

0,4123

0,0840

-0,0577

1,0000



AGE

0,0814

-0,0142

-0,0533

0,0048

1,0000


TAX

-0,0654

-0,0873

0,0145

-0,2401

-0,0092

1,0000

Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm STATA 12.0
Theo Gujarati và cộng sự (2009), Lane và cộng sự (2011) và kết quả thể hiện trên bảng 2 cho thấy, giữa các cặp biến độc lập có mối tương quan rất thấp. Như vậy, bài viết tiếp tục phân tích hồi quy.

Kết quả hồi quy

Kết quả hồi quy bằng phương pháp Pooled OLS, FEM, REM và GLS.

Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên HSX - Ảnh 3

Kết quả bảng 3 cho thấy:

- Đối với mô hình hồi quy gộp (Pooled OLS): Có R2 là 41.53% - tức là các biến độc lập giải thích được 41,53% sự thay đổi của biến ROE và Prob>F=0,0000<α (α =5%): Bác bỏ giả thuyết H0, nghĩa là kiểm định F-test phù hợp với mô hình tổng thể, cũng đồng nghĩa với P-value<0,05: Có ý nghĩa về mặt thống kê.

- Đối với mô hình hồi quy tác động cố định (FEM): Có F-test =0,0000<α (α =5%): Bác bỏ giả thuyết H0, nghĩa là kiểm định F-test phù hợp với mô hình tổng thể, cũng đồng nghĩa với P-value<α (α =5%): Có ý nghĩa về mặt thống kê. Tuy nhiên, hệ số hồi quy riêng của biến CR không có ý nghĩa thống kê do có P-value>α (α =5%).

Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên HSX - Ảnh 4

 - Đối với mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên (REM): Có Prob>F=0,0000<α (α =5%): Bác bỏ giả thuyết H0, nghĩa là kiểm định F-test phù hợp với mô hình tổng thể, cũng đồng nghĩa với P-value<0,05: Có ý nghĩa về mặt thống kê. Tuy nhiên, hệ số hồi quy riêng của biến CR không có ý nghĩa thống kê do có P-value>α (α =5%).

- Căn cứ vào kết quả kiểm định F được trình bày ở bảng 3, có: Prob>F = 0,0000 < α (α =5%): Giả thuyết H0 bị bác bỏ: FEM sẽ phù hợp hơn so với Pooled OLS.

- Căn cứ vào kết quả kiểm định Hausman được trình bày ở bảng 3, có: Prob>chi2 = 0,0000<α (α =5%): giả thuyết H0 bị bác bỏ: FEM là phù hợp hơn so với REM.

Như vậy, các kết quả kiểm định lựa chọn mô hình đều cho thấy, mô hình FEM là phù hợp hơn, tuy nhiên, cần phải kiểm tra thêm các khuyết tật của mô hình bằng các kiểm định như: Hiện tượng phương sai thay đổi, tự tương quan và đa cộng tuyến và nếu có khuyết tật thì sẽ khắc phục bằng phương pháp hồi quy GLS.

Kiểm tra tính khuyết tật của mô hình

Với kết quả kiểm tra thể hiện ở bảng 4, mô hình có khuyết tật: Hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan, nên bài viết thực hiện hồi quy bằng phương pháp GLS để khắc phục các khuyết tật này. Kết quả hồi quy bằng phương pháp GLS được thể hiện cụ thể tại bảng 3.

Như vậy, với kết quả nghiên cứu bằng phương pháp GLS, tất cả các biến độc lập đều tác động đến hiệu quả kinh doanh và đều có ý nghĩa thống kê cao.

Thảo luận kết quả nghiên cứu

Nhóm 1: Nhóm biến có tác động cùng chiều với hiệu quả kinh doanh.

- Biến DA: Tỷ số nợ tác động tích cực (+) đến hiệu quả kinh doanh và có độ tin cậy 99%. Kết quả nghiên cứu này chỉ ra rằng, nếu DN tăng tỷ số nợ thì hiệu quả kinh doanh sẽ tăng. Điều này có thể lý giải: Nếu DN quyết định duy trì mức tỷ số nợ cao sẽ làm tăng thêm rủi ro nhưng tận dụng tốt đòn bẩy tài chính đối với DN. Do đó, DN kỳ vọng sẽ mang lại hiệu quả kinh doanh cao hơn cho các chủ sở hữu để đền bù cho rủi ro tăng thêm này. Phát hiện này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Almajali và các cộng sự (2012), nhưng ngược lại với Maleya và cộng sự (2013).

- Biến SIZE: Quy mô DN tác động cùng chiều (+) đến hiệu quả kinh doanh và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Kết quả này cho thấy, nếu DN tăng quy mô thông qua chỉ tiêu tài sản thì sẽ giúp cải thiện hiệu quả kinh doanh. Điều này có thể lý giải: Nếu DN đầu tư để mở rộng quy mô, đặc biệt tăng tài sản cố định sẽ giúp DN sản xuất các sản phẩm có chất lượng, tính thẩm mỹ… cao hơn. Bên cạnh đó, DN có quy mô càng lớn thì thường có uy tín cao hơn những DN có quy mô nhỏ, do vậy họ tăng cạnh tranh với các DN khác, điều này giúp cải thiện lợi nhuận cũng như hiệu quả kinh doanh. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Almajali và các cộng sự (2012), Maleya và cộng sự (2013).

Có 4 nhân tố (tỷ số nợ, quy mô DN, tỷ trọng tài sản cố định hữu hình, tuổi đời DN) tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh của DN và 2 nhân tố (tổng số thanh toán ngắn hạn và thuế suất thu nhập DN) cho kết quả ngược lại… nhưng tất cả đều có ý nghĩa thống kê cao. Các nhân tố này là cơ sở để các nhà quản lý điều hành giúp DN giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

- Biến TANG: Tỷ trọng tài sản cố định hữu hình tác động cùng chiều (+) đến hiệu quả kinh doanh và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Kết quả này chỉ ra rằng, khi DN có tỷ trọng tài sản cố định trên tổng tài sản cao. Điều này chứng tỏ DN đầu tư mang tính dài hạn và có khuynh hướng hiện đại hoá máy móc, thiết bị nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giúp DN tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, cải thiện lợi nhuận và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Farooq và cộng sự (2016).

- Biến AGE: Tuổi đời DN tác động tích cực (+) đến hiệu quả kinh doanh và có độ tin cậy 99%. Điều này có thể lý giải: Các DN thành lập trước thường có lợi thế hơn về thị trường, uy tín cũng như kinh nghiệm quản lý… so với DN thành lập sau, vì vậy, DN thành lập càng lâu, hoạt động có thể hiệu quả hơn. Phát hiện này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Maleya và cộng sự (2013).

Nhóm 2: Nhóm biến có tác động ngược chiều với hiệu quả kinh doanh.

- Biến CR: Tỷ số thanh toán ngắn hạn tác động ngược chiều (-) đến hiệu quả kinh doanh và có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Kết quả này chỉ ra rằng, với DN, khả năng thanh toán ngắn hạn là một chỉ tiêu rất quan trọng mà nhà quản trị quan tâm khi hoạt động. Tuy nhiên, nếu tỷ số này quá cao, chứng tỏ DN có quá nhiều tài sản ngắn hạn => có thể sử dụng tài sản ngắn hạn kém hiệu quả. Nó có thể là nguyên nhân gián tiếp làm giảm hiệu quả kinh doanh. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Anastasia (2010), nhưng hoàn toàn trái ngược với kết quả nghiên cứu của Almajali và các cộng sự (2012).

- Biến TAX: Thuế suất thu nhập DN tác động ngược chiều (-) đến hiệu quả kinh doanh và có độ tin cậy 99%. Kết quả này chỉ ra rằng, khi thuế suất thu nhập DN càng cao, DN sẽ tìm nguồn tài trợ bằng nợ (sẽ giảm sử dụng vốn chủ sở hữu) do có lợi ích từ lá chắn thuế lãi vay mang lại và nó phù hợp với nghiên cứu của Modigliani và Miller (1963). Điều này, giúp cải thiện hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, các DN trong ngành BĐS giai đoạn này đã sử dụng nợ quá cao, khiến chi phí kiệt quệ tài chính tăng cao, làm cho lợi ích của lá chắn thuế thấp hơn chi phí kiệt quệ tài chính và đây cũng chính là nguyên nhân làm giảm hiệu quả kinh doanh của các DN BĐS.

Tóm lại, đối với một DN, hiệu quả kinh doanh bị tác động của rất nhiều nhân tố cả tài chính lẫn phi tài chính. Tuy nhiên, căn cứ vào lý thuyết hiệu quả kinh doanh và các bằng chứng nghiên cứu trong và ngoài nước, bài viết chỉ ra 6 nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của DN. Trong 6 nhân tố, có 4 nhân tố (tỷ số nợ, quy mô DN, tỷ trọng tài sản cố định hữu hình, tuổi đời DN) tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh của DN và 2 nhân tố (tổng số thanh toán ngắn hạn và thuế suất thu nhập DN) cho kết quả ngược lại… nhưng tất cả đều có ý nghĩa thống kê cao. Các nhân tố này là cơ sở để các nhà quản lý có thêm bằng chứng khoa học trong quá trình hoạt động nhằm giúp DN giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả kinh doanh.     

Tài liệu tham khảo:

1. Trần Hùng Sơn và Trần Viết Hoàng (2008), Cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh, Tạp chí Kinh tế Phát triển, số 218, tháng 12/2008, trang 36-41;

2. Almajali, Amal Yassin., Alamro, Sameer Ahmed., Al-Soub, Yahya Zakarea (2012): Factors Affecting the Financial Performance of Jordanian Insurance Companies Listed at Amman Stock Exchange. Journal of Management Research Macro Think Vol. 4, No. 2. pp. 266-289;

3. Anastasia Paris (2010): The Evolution of capital Productivity in Greek Manufacturing. Global business and Management Research: An International Journal Vol. 2, No. 2&3. pp. 141-161;

4. Maleya M. Omondi., Willy Muturi (2013): Factors Affecting the Financial Performance of Listed Companies at the Nairobi Securities Exchange in Kenya, Research Journal of Finance and Accounting ISSN 2222-1697 (Paper) ISSN 2222-2847 (Online) Vol.4, No.15, 2013, pp. 99-105.